1971 Trung quốc tuyên bố quyền sỡ hữu quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) của Nhật Bản.
1978 Gửi 140 thuyền đánh cá có trang bị súng máy đến khu vực xunh quanh quần đảo. Trong đó có 10 thuyền trực tiếp xâm phạm vùng lãnh hải.
Lúc bây giờ, Trung Quốc ưu tiên phát triển kinh tế hơn nên rất cần nguồn vốn từ Nhật Bản. Chính quyền Đặng Tiểu Bình cũng đã ưu tiên siết chặt quan hệ Nhật Trung và tạm gác lại âm mưu xâm lược này.
Ngày nay, sau khi đã phát triển mạnh mẽ về kinh tế lẫn quân sự. Trung Quốc đang tái thực lại việc xâm chiếm quần đảo này bằng hành vi gửi nhiều tàu đánh cá đến khu vực xung quanh nhằm làm suy yếu sự kiểm soát của Nhật Bản tại quần đảo này.
Một thứ nữa mà Trung Quốc thèm khát chính là đảo Okinawa.
Việc xây dựng thêm căn cứ quân sự mới (Henoko) của chính quyền Nhật Bản cho quân lính Mỹ đã gây ra sự phản đối mạnh mẽ của người dân Okinawa. Thị trưởng Okinawa đã đòi quyền tự quyết cho hòn đảo này. Ông lập luận rằng đối ngoại và quốc phòng là do chính phủ quyết định. Tuy nhiên việc xây dựng căn cứ thì chính phủ nên lắng nghe ý kiến của người dân Okinawa. Nếu ý kiến của người dân không được chính phủ lắng nghe, Okinawa sẽ tuyên bố độc lập khỏi chính phủ.
Nếu Okinawa tuyên bố độc lập, chuyện gì sẽ xảy ra?
Quân lính Mỹ sẽ rút khỏi hòn đảo. Lợi dụng thời cơ đó Trung Quốc sẽ xâm chiếm hòn đảo này. Việc này đã từng có tiền lệ. Trong quá khứ, quân đội Mỹ đã từng đóng quân tại Philippines. Các cuộc biểu tình phản đối Mỹ vào thời chính quyển bà Corazon Aquino liên tục dâng cao. Năm 1992, quân đội Mỹ đã phải rút khỏi đảo quốc này. Người dân Philippines chưa vui mừng được bao lâu thì Trung Quốc đã gửi tàu đánh cá và dân lính đến quần đảo Trường Sa. Sau đó đã xây dựng căn cứ quân sự tại đây.
Nguồn tham khảo: いちばんやさしい地政学の本